Chánh niệm, trạch pháp (tuệ), tinh tấn, hỷ (vui vẻ), khinh an (bình yên), định (tập trung), xả ly (không chấp trước) - 7 yếu tố giác ngộ. Người có 7 yếu tố này là người đó giác ngộ. Bạn xem chính bạn có chưa? Chưa có thì phải trau dồi, luyện tập.

Những yếu tố trên đây không nằm ở ngoài mà chúng nằm ở trong tâm mỗi người.

Mỗi đời chánh niệm một chút, trạch pháp một chút, tinh tấn một chút, hoan hỷ một chút, khinh an một chút, định tĩnh một chút, xả ly một chút, như nước nhỏ từng giọt rồi bình cũng đầy tràn, cho đến khi chỉ nhìn thấy Phật hoặc nghe một câu pháp là liền giác ngộ như Lục Tổ Huệ Năng...

Mỗi đời chánh niệm một chút, trạch pháp một chút, tinh tấn một chút, hoan hỷ một chút, khinh an một chút, định tĩnh một chút, xả ly một chút, như nước nhỏ từng giọt rồi bình cũng đầy tràn, cho đến khi chỉ nhìn thấy Phật hoặc nghe một câu pháp là liền giác ngộ như Lục Tổ Huệ Năng...

Chánh niệm là không vọng tưởng, không phóng tâm.

Trạch pháp là biết rõ thiện ác, đúng sai, phải trái, rồi chọn lấy cái thiện, vứt bỏ cái ác.

Tinh tấn là thân, khẩu, ý trong sạch, không làm điều ác.

Hỷ là trong tâm thường luôn vui vẻ

Khinh an là nội tâm bình yên

Định là tâm đã vượt qua ngũ dục và các bất thiện pháp

Xả là không còn vướng mắc vào một thứ gì trên đời

Những điều này tưởng dễ mà làm cả đời cũng không xong. Do đó, tu là tự mình, là một quá trình, một quãng đường lâu dài từ kiếp này sang kiếp khác. Mỗi đời chánh niệm một chút, trạch pháp một chút, tinh tấn một chút, hoan hỷ một chút, khinh an một chút, định tĩnh một chút, xả ly một chút, như nước nhỏ từng giọt rồi bình cũng đầy tràn, cho đến khi chỉ nhìn thấy Phật hoặc nghe một câu pháp là liền giác ngộ như Lục Tổ Huệ Năng...