TK. Giác Hoàng, Ảnh: Bảo Toàn

Theo đúng kế hoạch, tiếp tục chương trình hội thảo nhóm buổi sáng, buổi chiều cùng ngày (2/11/2016), lúc 13.30 tại bốn hội trường của Học viện PGVN tại TP. HCM, diễn ra 4 diễn đàn:

bm1

HT.Thích Minh Thiện trình bày tham luận

Diễn đàn tại Giảng đường tầng 4 do TT. TS. Thích Tâm Đức và TT. TS. Thích Bửu Chánh điều phối với chủ đề: “Các phong trào thống nhất Phật giáo và sự hình thành”. Các diễn giả: PGS.TS. Lê Cung và TS. Lê Thành Nam: “Về tính tất yếu của sự thành lập GHPGVN (tháng 11-1981), HT. Thích Minh Thiện “Phật giáo dân tộc và tính ưu việt của GHPGVN”, GS.TS. Ngô Văn Lệ “GHPGVN 35 năm một đường hướng phát triển”, ĐĐ.TS. Thích Đồng Trí “Định hướng cho sự phát triển thăng hoa của PGVN”.

bm2

ĐĐ.TS Thích Nguyên Hạnh với "Dấu ấn Đại tạng kinh Việt Nam"

Diễn đàn tại Giảng đường tầng 3 do TT.TS. Thích Nhật Từ và TT.TS. Thích Phước Đạt điều phối với chủ đề: “Các hệ phái trực thuộc và các hoạt động tiêu biểu”. Các diễn giả: PGS.TS. Nguyễn Công Lý: “Giáo dục PGVN từ đầu thế kỷ XX đến nay”, ĐĐ.TS. Thích Nguyên Hạnh “Dấu ấn Đại tạng kinh Việt Nam”, NT. TN. Huệ Từ “Hoạt động từ thiện xã hội – Đặc điểm nổi bật của Ni giới Việt Nam”, ĐĐ.TS. Thích Hạnh Tuệ “Vai trò của giáo dục PG trong việc phát triển Giáo hội PGVN”, NS. TS. TN. Như Nguyệt “Ni giới giáo dục và phát triển xã hội”, Nguyễn Thị Thanh Mai “Mấy suy nghĩ về giáo dục PGVN thời phong kiến”.

bm3

Ths.Dương Hoàng Lộc trình bày tham luận

Diễn đàn tại Giảng đường tầng 2 do TT.TS. Thích Viên Trí và TT.TS. Thích Giác Hiệp điều phối với chủ đề: “GHPGVN: Đồng hành cùng dân tộc và phụng sự nhân sinh”. Các diễn giả: ThS.NCS. Dương Hoàng Lộc “Ni giới PG TP. HCM hội nhập xã hội và tự gia tăng năng lực trong thời kỳ đổi mới”, ThS. Hoàng Minh Phú “Phật pháp góp phần giáo dục nhân cách cho thanh thiếu niên”, Nguyễn Thị Phà Ca “Giáo dục đạo đức cho người Phật tử tại gia”, PGS.TS. Đặng Văn Thắng “Khảo cổ học PGVN”, SC. TS. TN. Thảo Liên “Ni giới Hệ phái Khất sĩ và những đóng góp vào sự nghiệp xây dựng, phát triển GHPGVN”.

bm0

Diễn đàn tại Văn phòng Tòa Viện trưởng do ĐĐ.TS. Thích Giác Hoàng và ĐĐ.ThS. Thích Phước Tiến điều phối với chủ đề: “GHPGVN: Từ tinh thần dân tộc đến hội nhập thế giới”. Các diễn giả: TS. Nguyễn Ngọc Quỳnh và ThS. Nguyễn Văn Thanh “Đóng góp chủ yếu của GHPGVN – Cơ hội và thách thức”, Dương Hoàng Hải Bình “PGVN dưới góc nhìn văn hóa đại chúng”. PGS.TS. Phan Thị Hồng Xuân “Chùa Việt tại Thái Lan: Biểu tượng văn hóa và cầu nối cho mối quan hệ Việt Nam – Thái Lan”, PGS.TS. Đỗ Thu Hà: “Phật giáo Nhật Bản và Hàn Quốc trong phụng sự nhân sinh hiện đại – Một gợi ý cho PGVN”, PGS. TS. Phạm Quốc Sử “Bản sắc dân tộc – Thành tố quan trọng của PGVN trong hội nhập toàn cầu”, ThS. Đinh Thị Phương Thảo “Di lịch tôn giáo tại Ấn Độ và kinh nghiệm cho lễ hội PGVN”.

bm12

Sau hội thảo nhóm này, phiên Bế mạc của hội thảo được chính thức diễn ra lúc 4g00. Quang lâm chứng minh và tham dự có HT.TS. Thích Trí Quảng – Phó Pháp chủ GHPGVN, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học VN, Trưởng ban Tổ chức; HT.TS. Thích Giác Toàn – Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Phó Thường trực Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương; HT. Thích Thiện Tâm – Phó Chủ tịch HĐTS, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học VN; PGS.TS. Võ Văn Sen – Hiệu trưởng Trường Đại học KHXH& Nhân văn; GS.TS. Ngô Văn Lệ - Nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học KHXH&NV; TS. Nguyễn Quốc Tuấn – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Hàn lâm Khoa học XHVN, HT. Thích Minh Cảnh – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học VN; TT.TS. Thích Tâm Đức – Phó Viện trưởng Thường trực Viện Nghiên cứu Phật học VN; TT. TS.Thích Nhật Từ - Phó Viện trưởng kiêm Tổng Thư ký Viện Nghiên cứu Phật học VN và nhiều chư Tôn đức khác như TT.TS. Thcish Bửu Chánh, TT.TS.Thích Viên Trí, TT.TS. Thích Phước Đạt,...

bm6

HT.Thích Giác Toàn chia sẻ kỷ niệm về thời kỳ thành lập GHPGVN cùng chư tôn đức

Trong phiên bế mạc này, HT.TS. Thích Giác Toàn – Một chứng nhân lịch sử, đại diện Hệ phái Khất sĩ thời bấy giờ (1981) đã cùng với 165 đại biểu Phật giáo cùng vận động thành lập GHPGVN. Hòa thượng kể lại những dấu ấn kỷ niệm về những ngày đầu tiên ấy với bao cảm xúc khi Trưởng lão Hòa thượng Đệ nhất Pháp chủ GHPGVN Thích Đức Nhuận kiến nghị 3 điều nếu Ngài được cung thỉnh làm Pháp chủ: 1) Thành lập được 3 học viện ở 3 miền; 2) Tăng Ni được vô hộ khẩu; 3) Tăng Ni được an tâm tu học. Sau cùng, Hòa thượng đọc tiếp các khổ cuối bài thơ “35 năm phương xứ hành” tặng cho đại chúng.

bm7

HT.Thích Thiện Tâm chia sẻ kỷ niệm

HT.TS. Thích Thiện Tâm – Phó Chủ tịch HĐTS, là một tôn túc Phật giáo Nam tông gắn bó và đồng hành với chư Tôn đức Giáo hội cũng được mời phát biểu. Trong lời phát biểu, Hòa thượng trình bày về một giai đoạn Hòa thượng cùng làm việc với chư Tôn đức Giáo hội và qua đó những gương hạnh sáng ngời của chư tôn Trưởng lão, Hòa thượng đương thời được khắc họa.

bm11

PGS.TS Võ Văn Sen

PGS.TS. Võ Văn Sen đã đại diện cho Trường Đại học KHXH&NV phát biểu đúc kết. Ông bày tỏ sự hoan hỷ khi được hợp tác với Viện Nghiên cứu Phật học VN cùng tổ chức hội thảo có ý nghĩa này. Ông đã nối kết lịch sử VN từ quá khứ đến hiện tại qua những khúc quanh và thăng hoa của Dân tộc và PGVN. Ông cho rằng dường như PGVN đã đến lúc thể hiện sự hưng thịnh của một thời đại. Lời phát biểu của ông môt lần nữa khẳng định vai trò lịch sử mà GHPGVN đã thể hiện trong suốt 35 năm qua, góp phần đưa khối đại đoàn kết nhân dân an bình và thịnh trị.

bm8

TS.Nguyễn Quốc Tuấn nhận xét hội thảo

TS. Nguyễn Quốc Tuấn – Viện Trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Hàn lâm KHXHVN cũng đã bày tỏ sự hoan hỷ khi được mời tham dự hội thảo “GHPGVN 35 năm hình thành và phát triển” này. Ông cho rằng việc kết hợp giữa Viện Nghiên cứu hoặc Học viện PGVN tại TP. HCM với trường Đại học KHXH&NV là một việc làm hết sức có giá trị. Ông cho rằng, Viện nghiên cứu tôn giáo tại Hà Nội cũng đã cùng đồng hành với các Ban thuộc GHPGVN tổ chức các cuộc hội thảo khá nhiều trong những năm qua, khẳng định Phật giáo là một tôn giáo nhân bản và vị dân tộc. Tuy nhiên, ông cũng nêu những trăn trở của mình trước sự vận động của GHPGVN hiện nay và nêu một vài gợi ý mang về một Phật giáo tương lai.

bm10

Trong phiên bế mạc này, giờ phút được gọi là trang trọng nhất, đó là những phút HT. Viện trưởng – Phó Pháp chủ GHPGVN ban đạo từ. Trong lời phát biểu của Hòa thượng thể hiện sự hoan hỷ khi được Trường Đại học KHXH&NV đồng tổ chức và được Viện Nghiên cứu Tôn giáo (Hà Nội) quan tâm. Hòa thượng cũng đúc kết một số thành tựu của GHPGVN với 35 năm phát triển. Bên cạnh đó, những tồn tại ắt hẳn là điều hiển nhiên. Tuy nhiên, Hòa thượng đã sách tấn đại chúng bằng cả tâm huyết của một người cha già trong giáo pháp, khiến cho đại chúng vô cùng hoan hỷ.

Cuối cùng là lời cảm ơn của TT.TS. Thích Tâm Đức – Phó Viện trưởng Thường trực Viện Nghiên cứu Phật học VN và buổi lễ được khép lại trong niềm hoan hỷ của hầu hết thính chúng.

bm9

Phiên Bế mạc