B.D. Dipananda, Lệ Thanh (dịch)

   Tượng Phật đẹp điêu khắc trên vách đá ở Jehanabad, thung lũng quận Swat – Pakistan được phục hồi sau 9 năm kể từ sau khi quân Hồi giáo Taliban tàn phá năm 2007. Công trình khôi phục này có sự kết nối giữa chính quyền tỉnh Kyaber Pakhtunkhwa của Pakistan và phái đoàn khảo cổ người Ý. Ngày 7 tháng 11, đoàn khảo cổ gia đã phục hồi bức tượng cuối cùng rất giống với tượng nguyên thủy.

   Nghệ thuật chạm khắc tượng Phật trong tư thế thiền định vào thế kỷ thứ 7, khi đó là thời đại vàng son của nền văn hóa nghệ thuật trên tiểu lục địa Ấn Độ ( lúc bấy giờ Phật giáo Mật tông truyền bá khắp Nam Á). Tháng 9 năm 2007, quân đội Taliban tấn công tượng Phật, lực lượng Hồi giáo chính trị đã đặt chất nổ làm thủng mặt và vai bức tượng. Việc hủy hoại công trình nghệ thuật này chạm phải sự giận dữ của toàn thế giới đặt biệt trong các cộng đồng Phật giáo, giới sử học, khảo cổ học.

   “Trách nhiệm chuyên môn và đạo đức đối với nhân loại và di sản ở Swat và Pakistan đã thúc đẩy chúng tôi khôi phục lại tượng Phật. Mỗi tháng có khoảng năm nhóm thay phiên đến làm suốt từ năm 2012 cho đến năm nay (2016) công trình bảo tồn hoàn tất ”, Luca Maria Olivieri, trưởng nhóm khảo cổ người Ý nói. (Theo The Indian Express)

P Pas 2

Bức tượng trước khi khôi phục. From: www.dawn.com

   Bức tượng nghệ thuật với chiều cao 21 feet và chiều rộng 12 feet này được xem là một trong số các tác phẩm nghệ thuật Phật giáo lớn nhất được điêu khắc trên đá ở Nam Á. Bức tượng biểu trưng nghệ thuật Phật giáo Gandhara – một phong cách nghệ thuật Phật giáo phát triển ở vùng Tây Bắc Pakistan và miền Đông Afghanistan giữa thế kỷ thứ I trước CN - thứ VII sau CN.

Đây là một trong những tác phẩm điêu khắc đá lớn nhất trong khu vực và nhiều dấu tích khác cho thấy rằng trong quá khứ nơi đây từng là một trung tâm Phật giáo, Fabio Colombo, một nhà phục chế và là thành viên trong đoàn khảo cổ người Ý nói. “Khung cảnh xung quanh nơi tượng Phật thật bình yên và đẹp như tranh vẽ. Bởi tầm quan trọng về mặt sử học, tôn giáo và khảo cổ học của nơi này, tôi hy vọng người dân địa phương hiểu được giá trị của nó. Nó là một phần lịch sử của họ và cũng là của cả thể giới ”. (Scroll.in)

   Từ năm 2012, nhóm nghiên cứu người Ý đã tiến hành khôi phục bức tượng bị hư hoại bằng công nghệ 3D tiên tiến nhất. “ Hai chuyên gia, 2 máy scan 3D, một trưởng nhóm, năm thành viên địa phương, 20 công nhân, 2 thợ mộc và ba người bảo vệ cùng tham gia làm việc trong quá trình phục hồi, và thiết bị 3D do trường Đại học Padua, Ý, cung cấp,” Olivieri nói. (Scroll.in)

P Pas 3

Nhà phục chế Fabio Colombo đặt nét cọ cuối cùng 
trong việc khôi phục lại khuôn mặt của Đức Phật. From: lionsroar.com

   Có một thời, công trình nghệ thuật điêu khắc này đã thu hút một số lượng lớn khách du lịch đến thung lũng Swat, trong đó có những người hành hương Tây Tạng và những người đam mê khảo cổ học. Syed Niaz Ali Shah, một quan chức và cũng là đại diện Bộ Khảo cổ học Pakistan tháp tùng với nhóm khảo cổ người Ý hy vọng khu di tích này một lần nữa sẽ trở thành điểm du lịch nổi tiếng: “ Tôi hy vọng, các Phật tử hành hương và khách du lịch sẽ lại viếng thăm nơi này, không chỉ để tận hưởng không gian bình yên mà còn chiêm ngưỡng di sản văn hóa nổi tiếng ở đây ”. ( Scroll.in )

(Theo Buddhistdoor Global, ngày 25 tháng 11 năm 2016)

(daophatkhatsi.net)